Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian mới hình thành và phát triển thai nhi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để biết được thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không? Các mẹ bầu cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe và tránh làm việc nặng trong những tháng đầu thai kỳ này. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Dưới đây là gợi ý thực đơn bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên biết.

Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu cần những gì?

3 tháng đầu là khoảng thời gian khó khăn của rất nhiều mẹ bầu. Cơ thể mệt mỏi, ăn kém, ốm nghén khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Có những mẹ ăn vào là lại cho ra ngoài khiến cơ thể kiệt sức. Vì vậy các mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp năng lượng và giảm tình trạng thiếu chất nhé.

Mẹ cần bổ sung nhóm thực đơn cho 3 tháng đầu thai kỳ gồm các chất như:

  • Nhóm tinh bột như gạo, khoai, sắn, mì, bún…
  • Nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, đậu…
  • Nhóm chất béo: Lạc, vừng, dầu…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau củ

Ngoài ra cần bổ sung nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón.

Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung

Mẹ cần bổ sung các chất cần thiết như canxi, Acid folic, sắt… Đây là những chất vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Giảm tình trạng thiếu máu và cung cấp oxy nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Có thể mẹ quan tâm: Top 9 loại trái cây tốt cho bà bầu nên bổ sung hàng ngày

Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung

Mẹ có thể chia thành bữa chính và bữa phụ và cân đối thời gian hợp lý. Không nên ăn quá nhiều một bữa mà nên chia thành nhiều bữa trong một ngày.

Mẹ có thể tham khảo thực đơn trong tháng đầu thai kỳ và thay đổi các món ăn để giúp bữa ăn phong phú hơn. 

 

Thứ Sáng Phụ Trưa Phụ Chiều Tối
2 Trứng

Phở

Chuối

Ngô

Sữa bầu

Cơm

Canh sườn

Thịt xào

Bưởi

Chè đỗ đen Cơm

Canh xương bí đỏ

Bắp cải luộc

Mực xào

Sữa bà bầu
3 Xôi gấc

Táo

Hạt hạnh nhân

Sữa bầu

Cơm

Canh gà hạt sen

Rau muống xào thịt bò

Dưa hấu

Sữa chua Cơm

Cá kho

Thịt xào đậu

Rau cải luộc

Bưởi

Sữa bầu
4 Phở bò

Nước cam

Bánh quy

Sữa bầu

Cơm

Thịt bò xào bó xôi

Canh chua

Thịt lợn luộc

Trứng luộc Cơm

Tôm phi hành

Thịt xào cà chua

Rau bina

Lựu

Sữa bầu
5 Bún riêu cua

Quýt

Bánh mì

Sữa bầu

Cơm

Sườn xào chua ngọt

Tôm hấp

Rau muống xào tỏi

Thanh long

BÁnh quy + sữa chua Cơm

Canh sườn + củ quả

Thịt bò xào rau cải

Kiwi

Sữa bầu
6 Bánh cuốn

Nước cam

Hạt hạnh nhân + óc chó Cơm

Cá rô đồng rán

Canh mồng tơi

Thịt bò xào bina

Chuối

Trái cây sấy

Nước ép ổi

Cơm

Tôm xào thịt

Canh mướp 

Đu đủ

Sữa bầu
7 Súp gà

Nước ép bưởi

Khoai lang nướng

Sữa bầu

Bún chả

Chè đỗ đen

Bánh quy

Sữa chua

Cơm

Sườn xào chua ngọt

Canh cá quả

Sung muối

Nho

Sữa bầu
Chủ nhật Bún cá

Ngũ cốc Cơm

Cá lăng chiên

Thịt kho tàu

Bắp cải luộc

Dâu tây

Bánh chuối

Sữa chua

Cơm

Đậu sốt cà chua

Tôm hấp

Canh khoai sọ thịt vịt

Vú sữa

Sữa bầu

 

Ở tháng thứ 2 tiếp theo của thai kỳ, thai nhi đã phát triển hơn, bào thai hình thành đầu, tay, chân rõ hơn. Đồng thời cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, có thể việc ăn uống trở nên kém hơn. Vì vậy mẹ không được chủ quan và vẫn cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhé.

Trong tháng thứ 2, mẹ nên tập trung vào các nhóm dưỡng chất quan trọng. Cần giảm gia vị và mùi hương của món ăn bởi có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Bởi thời gian này hormone của mẹ thay đổi dễ dẫn đến tình trạng buồn nôn, mệt mỏi.

Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, đây là thời điểm quan trọng khi các cơ quan của thai nhi tiếp tục hình thành và phát triển. Cơ thể mẹ bầu tiếp tục thay đổi: Bụng bắt đầu rõ, núm ti sẫm màu, thường xuyên đi tiểu… Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết trong giai đoạn này.

Ở giai đoạn này mẹ bầu có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Tình trạng ốm nghén có thể trở nên trầm trọng hơn, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi. Việc vận động trở nên khó khăn khi cơ thể thiếu năng lượng vì bị ốm nghén. Do vậy mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày để tránh bị quá tải và nôn nao.

Nguyên tắc lên thực đơn bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ cần chú ý khi lên thực đơn trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

  • Bổ sung acid folic
  • Bổ sung canxi
  • Bổ sung chất sắt
  • Bổ sung protein
  • Bổ sung vitamin C, D

Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung

Mẹ cần lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Bởi trong giai đoạn này sự gia tăng nồng độ progesterone làm giảm nhu động ruột. Vì vậy nhiều mẹ bầu gặp tình trạng táo bón. Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Đồng thời kết hợp các thực phẩm  giàu probiotics như sữa chua, sữa uống lên men.

Mẹ nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, các món cay, nhiều dầu mỡ. Tránh xa các loại đồ uống có ga, cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Vì chúng có thể ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bài viết trên gợi ý cho mẹ những thông tin quan trọng về tầm quan trọng của thực đơn bà bầu 3 tháng đầu. Mẹ có thể bổ sung những thông tin cần thiết cho mình nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *