Trái cây cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại quả đều tốt cho phụ nữ mang thai. Ở bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới việc bà bầu có nên ăn mít trong khi mang thai không. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng của mít
Để biết sử dụng mít trong quá trình mang thai có tốt không. Hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của trái cây này. Từ đó có quyết định có nên ăn hay không.
Mít là một loại quả phổ biến, có quanh năm ở nước ta và vô cùng bổ dưỡng. Nghiên cứu cho thấy mít có chứa một lượng calo ở mức trung bình nhưng lượng calo đến từ chất béo chỉ chiếm khoảng 0.03%. Do đó, mít là một loại quả khá lành mạnh.
Mít cũng là một nguồn cung dồi dào Vitamin C, Vitamin A, folate, Vitamin B1, Vitamin B2 và Vitamin B3. Mít cũng chứa nhiều khoáng chất như sắt, kali, mangan và canxi. Đặc biệt, mít chứa rất ít natri, cholesterol và chất béo bão hòa nên tốt cho nhiều đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, mít cung cấp chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và còn tốt cho những mẹ bầu không may bị tiểu đường thai kỳ do trong mít không chứa đường.
Bà bầu có nên ăn mít trong thai kỳ không
Nhờ những lợi ích mà mít mang lại kể trên, với câu hỏi: Bà bầu có nên ăn mít trong thai kỳ không? Câu trả lời chính là có. Mít giàu dưỡng chất lại không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ có thể yên tâm sử dụng trái cây này. Tuy nhiên, ăn mít sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng hơn bình thường. Mẹ cần chú ý không nên ăn quá nhiều vào ngày hè oi bức mẹ nhé.
Ngoại trừ những người có tiền sử dị ứng với mít, các thai phụ hoàn toàn có thể ăn mít trong thai kỳ mà không lo ảnh hưởng tiêu cực gì tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dĩ nhiên mẹ bầu cần ăn uống cân đối các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng. Khi mít được đặt trong thực đơn mẹ bầu với lượng hợp lý, mẹ bầu chỉ nhận được lợi ích chứ không hề nguy hại gì cả.
Lợi ích của mít trong thực đơn của mẹ bầu
Dưới đây chính là những lợi ích khi mẹ bầu bổ sung mít trong thực đơn của mình. Mẹ hãy cùng xem để có thể biết rõ hơn nhé!
Cung cấp dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi
Mít cung cấp nhiều vitamin B1, B2, B3, Vitamin A, C, cùng canxi, kẽm, mangan, sắt,… giúp ích cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Các loại vitamin và khoáng chất giúp cho em bé hình thành và phát triển các cơ quan cần thiết cho sự trưởng thành của thai nhi.
Giảm các vấn đề đường tiêu hóa
Mít cung cấp một lượng lớn chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón khi mang thai. Ngoài mít, bà bầu nên ăn thêm các loại rau quả khác để cung cấp đầy đủ chất xơ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru nhất.
Giảm mệt mỏi
Khi mang thai, bà bầu sẽ tăng cân nhanh chóng khiến cơ thể nặng nề, bà bầu sẽ tốn nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động hàng ngày. Mít và các loại thực phẩm cung cấp calo mà ít chất béo là vô cùng cần thiết để đảm bảo năng lượng cho mẹ bầu hoạt động mà không lo hấp thụ quá nhiều chất béo.
Cân bằng huyết áp
Mít có chứa nhiều chất dinh dưỡng, lượng khá calo nhưng lại rất ít cholesterol và chất béo bão hòa. Bởi vậy mít là một trong các loại thực phẩm lành mạnh giúp cân bằng huyết áp cho mẹ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Giảm căng thẳng
Cả mít và hạt mít đều rất bổ dưỡng, cung cấp nhiều loại vi chất cần thiết cho cơ thể giúp loại bỏ căng thẳng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên sắp xếp chế độ sinh hoạt lành mạnh, có thể tập thiền hoặc yoga để đạt được trạng thái vật lý và tâm lý tốt nhất.
Tăng cường miễn dịch
Mít cung cấp một lượng không nhỏ vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch, đặc biệt càng tốt khi phụ nữ mang thai. Ngoài mít, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin từ các loại rau quả khác như ổi, các quả họ cam.
Như vậy, bà bầu có nên ăn mít không? Câu trả lời là có thể ăn, nhưng cần hợp lý. Mít rất bổ dưỡng và lành mạnh. Trái cây này rất tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Nó còn tốt cho cả phụ nữ mang thai. Có thể có trong thực đơn của cả người bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, cái gì cũng đủ thì mới tốt, mít cũng vậy. Hãy ăn với lượng vừa phải, cân đối với các loại thực phẩm khác trong bữa ăn. Nếu có bất kì băn khoăn lớn nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có được câu trả lời chính xác nhất. Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!