Bà bầu nên ăn gì 3 tháng cuối là thắc mắc của nhiều bà mẹ khi mang thai để đảm bảo cho mẹ và bé cùng khỏe mạnh, sẵn sàng đón em bé chào đời. Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết chi tiết dưới đây.
Tại sao cần chú trọng bà bầu nên ăn gì 3 tháng cuối
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, em bé tăng cân nhanh chóng và các bộ phận trên cơ thể thai nhi bắt đầu hình thành. Em bé mở mắt, hình thành móng tay, mọc tóc cùng nhiều bộ phận khác.
Thai nhi cần rất nhiều chất dinh dưỡng cả về chất và lượng để đảm bảo việc hoàn thiện các cơ quan. Bởi vậy, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển và giữ gìn sức khỏe, thể trạng bản thân.
Các chất dinh dưỡng bà bầu cần trong 3 tháng cuối
Thai phụ cần nhiều loại chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Các dưỡng chất quan trọng nhất có thể kể đến như:
- Vitamin A giúp thai nhi phát triển xương, da và tốt cho thị lực. Trong giai đoạn 3 của thai kì, em bé đã mở mắt và có thể cảm nhận được ánh sáng.
- Vitamin C giúp cơ thể mẹ tăng cường khả năng hấp thụ sắt, đồng thời tốt cho việc em bé phát triển răng, nướu (lợi) và xương. Vitamin C cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng cường miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu.
- Vitamin B6 là một dưỡng chất quan trọng trong sự sinh trưởng hồng cầu và não của trẻ.
- Vitamin B12 giúp thai nhi có một hệ thần kinh khỏe mạnh và góp phần tạo hồng cầu trong máu. Lượng B12 cần thiết cho thai nhi nhiều hơn lượng thực phẩm có thể cung cấp nên thai phụ cần bổ sung từ thực phẩm chức năng.
- Vitamin D giúp mẹ và bé tăng cường khả năng hấp thụ canci, từ đó giúp phát triển tốt răng và xương cho mẹ và bé.
- Calci cấu tạo nên xương và răng. Calci đặc biệt quan trọng 3 tháng cuối thai kì bởi xương của em bé đang hoàn thiện, trở nên cứng hơn.
- Choline giúp phát triển não bộ và hình thành cột sống cho thai nhi.
- Sắt giúp tạo hồng cầu cho máu của cả mẹ và bé.
- I ốt giúp hình thành não bộ cho trẻ.
- Folate và folic axit giúp não và tủy sống khỏe mạnh, đồng thời cũng cần thiết cho sự phát triển của nhau thai.
- Omega-3 giúp ích cho sự hình thành não bộ.
- Protein giúp phát triển cơ thể thai nhi, đồng thời cũng góp phần hình thành máu trong cơ thể mẹ và bé.
- Các loại chất béo và dầu giúp cơ thể mẹ có năng lượng dự trữ để hoạt động và góp phần trong sự hình thành nội tạng và sự phát triển của nhau thai.
Bà bầu nên ăn gì 3 tháng cuối thai kì
Mỗi loại thức ăn sẽ chứa nhiều hàm lượng chất này, nhưng có thể ít hàm lượng chất khác. Bởi thế, mẹ bầu cần phối hợp thực đơn sao cho vừa phong phú về hương vị và dưỡng chất. Các nhóm thực phẩm giàu từng loại dưỡng chất sẽ được chúng tôi liệt kê dưới đây.
Thực phẩm giàu Vitamin A
Các thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như:
- Cá
- Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa
- Cà rốt
- Dưa vàng (dưa lưới)
- Rau chân vịt
- Khoai lang
- Ngũ cốc
Thực phẩm giàu Vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như:
- Các loại quả họ cam như cam, quýt, bưởi.
- Kiwi
- Dâu tây
- Ổi
- Hạt tiêu đỏ và xanh
- Súp lơ
Thực phẩm giàu Vitamin B6
Các thực phẩm giàu vitamin B6 có thể kể đến như:
- Chuối
- Thịt từ các loài gia cầm như gà, vịt, ngan
- Thịt bò
- Cá
- Chế phẩm từ nội tạng như gan, lưỡi
- Củ quả nhiều tinh bột như khoai tây
- Ngũ cốc nguyên cám
Thực phẩm giàu Vitamin B12
Các mẹ vẫn cần bổ sung thêm vitamin cho bà bầu do B12 từ thực phẩm là không đủ cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Các thực phẩm giàu Vitamin B12 có thể kể đến như:
- Gan bò
- Cá
- Thịt gia cầm
- Các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Các loại thực phẩm chức năng
Thực phẩm giàu Vitamin D
Các thực phẩm giàu Vitamin D có thể kể đến như:
- Cá hồi
- Thực phẩm chức năng
- Ánh sáng mặt trời buổi sớm
- Lòng đỏ trứng
- Bơ, sữa
- Gan bò
Thực phẩm giàu Calci
Các thực phẩm giàu Calci có thể kể đến như:
- Thực phẩm từ sữa
- Súp lơ
- Cải Kale
- Thực phẩm chức năng
- Cá cơm, cá mòi
Thực phẩm giàu Choline
Các thực phẩm giàu Choline có thể kể đến như:
- Sữa
- Thịt
- Cá
- Trứng
- Thịt gia cầm
- Đậu phộng
- Khoai tây
Thực phẩm giàu Sắt
Các mẹ nhớ bổ sung vitamin C để tăng cường khả năng hấp thụ sắt nhé! Các thực phẩm giàu Sắt có thể kể đến như:
- Thịt nạc
- Thịt gia cầm
- Hải sản
- Đậu phộng, các loại lạc
- Rau chân vịt
- Nước ép hoa quả
Thực phẩm giàu I ốt
Các thực phẩm giàu có thể kể đến như:
- Hải sản
- Sản phẩm từ sữa
- Muối i ốt
- Các loại ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc
Thực phẩm giàu folate và folic axit
Các thực phẩm giàu folate và folic axit có thể kể đến như:
- Gan bò
- Các loại đậu, đỗ
- Các loại rau lá màu xanh đậm
- Cam và nước cam
- Hạt dẻ
- Gạo
- Bột gạo, bột ngô
Thực phẩm giàu Omega 3
Các thực phẩm giàu Omega 3 có thể kể đến như:
- Cá ngừ đóng hộp
- Cá hồi
- Cá trích
- Cá tuyết
- Hạt lanh
- Hạt Chia
- Dưa vàng (dưa lưới)
- Súp lơ
- Rau chân vịt
- Đậu tây
Thực phẩm giàu Protein
Các thực phẩm giàu Protein có thể kể đến như:
- Thịt nạc
- Hải sản
- Thịt gia cầm
- Lòng trắng trứng
- Hạt dẻ
- Các loại đậu, đỗ
Thực phẩm giàu các loại chất béo và dầu
Các thực phẩm giàu các loại chất béo và dầu có thể kể đến như:
- Quả ô liu
- Hạt dẻ và dầu hạt dẻ
- Quả bơ
Càng về những ngày cuối của thai kì, thai phụ sẽ càng trở nên nặng nề, khó chịu hơn. Bản thân bà bầu và người nhà cần chú ý chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và khoáng chất hợp lý từ những ngày đầu để mẹ và bé đạt được thể trạng tốt nhất. Hi vọng bài viết của chúng tôi giúp bạn hiểu bà bầu nên ăn gì 3 tháng cuối thai kì. Chúc mẹ và em bé khỏe mạnh!