Tổ yến là một thức ăn rất bổ dưỡng cho nhiều đối tượng cần bồi bổ sức khỏe nhưng bà bầu có nên ăn yến không là một câu hỏi đáng quan tâm. Khi phụ nữ mang thai, họ không những cần dinh dưỡng cho bản thân mình mà còn cần các vitamin và khoáng chất để cung cấp cho việc hình thành, phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Bà bầu có nên ăn yến” là Có, nhưng ăn khi nào, ăn như thế nào và có những gì cần lưu ý chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn ở dưới đây.
Tại sao tổ yến được quan tâm như vậy
Tổ yến là tổ của con yến được làm từ chất nhầy trong nước dãi của yến. Tổ yến từ lâu đời đã được con người tin dùng, được dùng trong các nơi xa hoa, thượng lưu. Ngày nay yến không còn quá hiếm và đắt đỏ như xưa do được nuôi trồng số lượng lớn. Tuy nhiên, sự bổ dưỡng của nó vẫn còn y nguyên.
Tổ yến chứa nhiều protein, collagen,threonine, glycine, trytophan và các axit amin, tốt cho những người cần bồi bổ, trong đó có bà bầu. Tuy nhiên, đồ ăn thức uống nào dù tốt đến đâu cũng không phù hợp cho tất cả mọi người. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với tổ yến, hoặc thấy có dấu hiệu bất thường khi sử dụng tổ yến, hay ngưng sử dụng ngay và gặp bác sĩ chuyên môn ngay.
Bà bầu có thể ăn tổ yến vào giai đoạn nào của thai kỳ?
Ba tháng đầu của thai kỳ là thời gian rất quan trọng khi trứng bắt đầu làm tổ trong tử cung nên cần ưu tiên những thức ăn, thực phẩm có tính ấm, ăn chín uống sôi. Do yến có tính mát, giải nhiệt nhẹ nên giới Đông Y cho rằng tốt nhất thai phụ không nên ăn yến trong giai đoạn 3 tháng đầu, chỉ nên ăn từ tháng thứ 4 trở đi.
Ăn bao nhiêu tổ yến là phù hợp?
Thứ gì nhiều quá đều không tốt, tổ yến cũng vậy. Mẹ bầu chỉ nên ăn 3g tổ yến trong mỗi khẩu phần, có thể sử dụng hàng ngày hoặc cách ngày.
Yến nên chế biến thế nào cho bà bầu?
Cách đơn giản và nhanh gọn nhất, bà bầu có thể mua yến sào đóng hộp sẵn nếu có thể tin tưởng được nguồn gốc của sản phẩm. Dù mua tổ yến chế biến sẵn hay mua về tự chế biền, hãy chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn và đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý nhất.
Lợi ích của yến đối với bà bầu
Giảm nỗi lo về mụn
Khi người phụ nữ bắt đầu quá trình mang thai, cơ thể họ trải qua một quá trình thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ với rất nhiều thay đổi. Thai phụ cảm thấy thay đổi rõ rệt cả ở bên trong và bên ngoài, trực quan nhất đó chính là mụn trứng cá. Tổ yến có một lượng lớn collagen giúp giảm mụn.
Giảm nguy cơ tiền sản giật
Khi phụ nữ mang thai, họ phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật có thể nguy hiểm tới tính mạng với các triệu chứng như huyết áp cao và sự tổn thương của các cơ quan nội tạng. Tổ yến cung cấp glycine, một chất có khả năng giúp giảm nguy cơ tiền sản giật.
Giảm lo âu, chống trầm cảm
Trong lúc mang thai, bà bầu có thêm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, thu xếp trước khi đứa bé ra đời, việc căng thẳng ít nhiều là không thể tránh khỏi. Trytophan trong tổ yến là một loại axit main giúp giảm lo âu, chống trầm cảm tự nhiên. Ngoài ra, mẹ bầu hãy tập cho mình một lối sống lành mạnh, có thể tập thiền hoặc yoga để cân bằng thể trạng và tinh thần.
Giảm rạn da
Từ lúc bắt đầu mang bầu, người mẹ có xu hướng béo lên, và các tháng giữa và cuối thai kỳ thì vùng bụng to lên nhanh chóng do cân nặng của thai nhi tăng nhanh. Kéo theo đó, các vùng da ở bắp tay, bắp đùi và bụng sẽ bị căng ra, và rạn da là hậu quả thường thấy. Lượng collagen và EGF trong tổ yến có thể giúp ích rất nhiều cho việc tăng độ đàn hồi cho da của mẹ bầu, giảm thiểu việc bị rạn da.
Tăng cường miễn dịch và khả năng hồi phục
Tăng cường miễn dịch là không bao giờ thừa đối với cơ thể, dù trong bất kì giai đoạn nào của cuộc đời, giai đoạn mang thai và sau sinh lại càng cần thiết. Ngoài ra, sau khi sinh mẹ bầu còn cần phục hồi lại thể trạng bị bào mòn sau quá trình mang thai nặng nề và sinh nở tốn nhiều sức lực và máu thịt. Tổ yến với phong phú các chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng hồi phục sức khỏe cho thai phụ sau sinh.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu đầy đủ câu trả lời cho câu hỏi “Bà bầu có nên ăn yến không?”. Chăm sóc sức khỏe cho bản thân chúng ta đã không đơn giản, khi có thêm một sinh mệnh trong bụng chúng ta càng cần phải để tâm nhiều thứ hơn. Các loại thực phẩm dù ít dù nhiều, dù bình thường hay bổ dưỡng, tùy cơ địa mỗi người mà các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để nhận được chỉ định đúng đắn nhất. Chúc các mẹ và bé luôn mạnh khỏe!
Xem thêm: